![]() |
Với dịch vụ mới của YouTube, một cuộc "cách mạng" truyền hình mới có thể nổ ra. |
Theo NBC News, YouTube ngày 28/2 giới thiệu dịch vụ truyền truyền hình trực tuyến theo yêu cầu có tên “YouTubeTV”. Với phí đăng ký chỉ 35 USD/tháng dành cho một gia đình có 6 tài khoản, dịch vụ dự kiến được triển khai trong vài tháng tới ở thị trường Mỹ. Hiện YouTube chưa có kế hoạch cho dịch vụ quốc tế.
Khi đăng ký dịch vụ “YouTubeTV”, người sử dụng có thể truy cập đến 40 mạng, bao gồm NBC, USA, FX, Freeform, ESPN, Fox Sports, NBC Sports... Nếu đóng thêm phí, người sử dụng có thể xem thêm các chương trình Showtime và bóng đá.
Giải thích về hướng đi này, Giám đốc điều hành YouTube Susan Wojcicki tại sự kiện với sự hiện diện của báo chí cho biết thế hệ thanh niên thiên niên kỷ (sinh khoảng từ năm 1982-2004) thích xem các chương trình truyền hình hay nhưng theo bà, họ không muốn xem theo cách truyền thống.
Với “YouTubeTV”, người sử dụng có thể xem truyền hình trên bất kỳ dịch vụ nào và quay phim lại các chương trình tùy thích. Một số nội dung có hạn chế như các trận cầu của giải bóng bầu dục quốc gia NFL có thể bị khóa trên di động song người sử dụng vẫn có thể xem trên TV và máy tính để bàn.
Khi dịch vụ được triển khai, với ứng dụng Chromecast và các thiết bị hỗ trợ khác trong tương lai, người sử dụng có thể truyền đến TV để xem các chương trình cùng. Ngoài ra, trong tương lai gần, ứng dụng Google Home và Google Cast sẽ cho phép người sử dụng điều khiển TV bằng giọng nói.
Nhờ dịch vụ này, Google và các đối tác mạng có thể bán quảng cáo để kiếm thêm doanh thu. Với một không gian đầy tiềm năng để phát triển, Google chắc chắn sẽ gặp sự cạnh tranh từ các đối thủ.
Thông tin này được đưa ra vào thời điểm nhiều người Mỹ nghĩ đến việc ngừng đăng ký dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh.
Một bản nghiên cứu do công ty nghiên cứu GfK tiến hành cho thấy một phần tư hộ gia đình Mỹ không đăng ký dịch vụ truyền hình trả tiền, với 6% chỉ dùng internet để xem các show yêu thích trên một TV sử dụng dịch vụ như Apple TV hay Roku.
Một bản khảo sát gần đây do Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ thực hiện cho thấy năm 2015, bình quân mỗi hộ gia đình có 2,3 TV, giảm từ con số 2,6 TV/hộ gia đình vào năm 2009. Con số hộ gia đình có 3 TV hay nhiều hơn giảm trong khi số hộ gia đình không có chiếc TV nào tăng lên.
Theo Tin Tức/TTXVN
" alt=""/>YouTubeTV ra đời, truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh thêm đau đầuTrao đổi với ICTnews vào chiều tối nay, ngày 9/3/2017, đại diện VNCERT thuộc Bộ TT&TT xác nhận, đơn vị này đã nắm được thông tin về sự cố tấn công mạng xảy ra với website của các sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá tại các địa chỉ: www.tansonnhatairport.vn và http://rachgiaairport.vn.
![]() |
Trong ngày 9/3/2017, Trung tâm VNCERT đã phối hợp cùng Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT liên lạc cảnh báo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (AVC) và hỗ trợ các đơn vị chủ quản website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá ứng cứu sự cố.
Sự cố hacker tấn công vào website sân bay của Cảng hàng không Rạch Giá tại địa chỉ http://rachgiaairport.vn xảy ra vào chiều ngày 9/3/2017. Theo đại diện Trung tâm VNCERT, sự cố xảy ra với http://rachgiaairport.vn chỉ là sự cố tấn công thay đổi giao diện (Deface) - một hình thức tấn công khá phổ biến.
Thời điểm hiện tại trang web của Cảng hàng không Rạch Giá tại địa chỉ: http://rachgiaairport.vn hiển thị thông báo: “Website đang được bảo trì đột xuất”. Sự cố đang được các đơn vị khắc phục, xử lý.
Trước đó, vào 23h ngày 8/3/2017, hacker đã tấn công vào website sân bay Tân Sơn Nhất tại địa chỉ www.tansonnhatairport.vn. Tại thời điểm website bị tấn công, trang chủ của website sân bay Tân Sơn Nhất hiện màn hình đen với một thông báo trang web đã bị hack: “Bạn đã bị hack... chúng tôi muốn cảnh báo bạn là website của bạn có nhiều lỗ hổng...Liên hệ với tôi qua [email protected]”. Hacker không lấy hay xóa bất kỳ dữ liệu nào trong hệ thống thông tin của sân bay Tân Sơn Nhất. Đến khoảng 10h sáng nay, 9/3/2017, website này đã hoạt động trở lại bình thường.
" alt=""/>Hacker tấn công vào website sân bay Tân Sơn Nhất để lại cách thức liên lạcFantasista
Fantasia là bộ truyện tranh bóng đá cực kì hot tại Nhật và cả Việt Nam trong những năm 90. Thể hiện niềm đam mê bóng đá và ước mơ được vươn ra quốc tế của đất nước này trong bộ môn thể thao vua. Truyện được đánh giá là có chất lượng khá tốt, có thể sánh với các manga thể thao đình đám khác. Nhân vật chính trong Fantasia là một cậu bé trên con đường chinh phục nềm đam mê của mình.Câu chuyện bắt đầu từ khi cậu lọt vào mắt xanh của người chuyên tìm kiếm tài năng trẻ cho CLB thành MILAN – SAKAMOTO TEPPEI Anh chàng cầu thủ trẻ luôn mong muốn hoàn thiện bản thân và bước chân vào đấu trường bóng đá chuyên nghiệp
Jindo
Bộ truyện tiếp theo của top truyện tranh bóng đá hay là Jindo. Khai thác lối kể khá hài hước. Câu truyện Jindo kể về cuộc sống của Jindo (nhân vật chính của bộ truyện) và những trò quậy phá của anh chàng. Vốn mồ côi mẹ từ nhỏ nên Jindo sống với cha là một nhà phát minh đường phố (thông thường những sáng chế của ông đều vô dụng) không có bằng cấp hay nói đúng hơn gần giống lừa đảo. Thuở nhỏ sống ở Nhật Bản, sao khi học xong tiểu học sang Trung Quốc với cha và ở đây Jindođã học võ KungFu. Jindo không sợ trời không sợ đất, thích làm gì là làm đó. Sau khi lên cấp 2 JIndo được học tại trường cấp 2 Seiga, nơi đây cậu bắt đầu một chuỗi ngày quậy phá và hào hứng xung quanh game, môn thể thao bóng đá và cuộc sống thường ngày. Ngay ngày đầu tiên đã gây sự với anh bạn thời thơ ấu Yura Kazuma…
Giant Killing
Giant Killing là một bộ truyện tranh thể thao khá mới và đang được giới trẻ yêu thích, hấp dẫn hơn bất kì Anime nào cùng thể loại. Truyện có nội dung xoay quanh môn thể thao vua, đó là bóng đá. Truyện hứa hẹn sẽ đem đến những khoảnh khắc tuyệt vời cho các fan hâm mộ môn thể thao vua này. Khó khăn, chán nản, thất vọng dường như lên tới đỉnh điểm khi ETU (East Tokyo United) tiếp tục thua trận thứ 5 liên tiếp, đứng cuối trong bảng xếp hạng, người hâm mộ chán nản, huấn luyện viên bị sa thải, cầu thủ bị bán. Lúc này đây đội bóng chỉ có thể đổ lỗi cho Huấn luyện viên của đội. Rồi mọi chuyện sẽ đi về đâu, điều gì tạo nên sức hút của bộ truyện lớn tới vậy trong lòng độc giả Nhật.
Captain Tsubasa
Nhân vật chính của bộ truyện là một cậu bé thần đồng của bóng đá Nhật có tên Ōzora Tsubasa, trải qua thời gian, Tsubasa trở thành đội trưởng của đội tuyển trẻ và sau đó là Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Loạt manga Subasa đầu tiên được in trên tạp chí Weekly Shōnen Jump của hãng Shueisha từ năm 1981 tới 1988 và sau đó được in thành 37 tập tankōbon. Bộ truyện sau khi ra mắt công chúng đã được đón nhận nồng nhiệt và tạo nên một cơn sốt về các tác phẩm manga, anime lấy đề tài bóng đá.
Whistle
Bộ truyện tranh bóng đá hay nhất cuối cùng mà mình muốn giới thiệu tới bạn đọc là Whistle. Câu truyện của Whistle kể về cậu học sinh có lòng yêu bóng đã mãnh liệt, Kazamatshuri Sho và con đường đấu tranh để đạt được ước mơ của cậu. Quyết tâm theo đuổi đam mê của mình, Kazamatshuri đăng ký theo học 1 trường trung học nổi tiếng về bóng đá Musashinomori. Tuy nhiên do hình thể có phần bé con cùng với trình độ chưa có gì đặc biệt nên cậu chỉ vào được đội 3, cùng với đó là sự đè nén, bắt nạt của đàn anh làm cậu nhận ra sẽ không bao giờ có thể chơi bóng ở đây. Chính điều đó đã thôi thúc cậu rời bỏ Musashinomori để chuyển đến 1 trường trung học khác, Sakura Josui. Cũng chính từ đây mà cậu tìm ra được chính xác nơi có thể giúp mình đạt được ước mơ bên cạnh những đồng đội tuyệt vời.
Kaito
" alt=""/>Những truyện tranh về bóng đá bạn nên đọc trước khi xem Euro 2016